Năng lượng, sức khoẻ là chìa khoá cho một hành trình diễn ra, kết thúc thuận lợi. Ăn uống Carbonhydrate, Protein một phần năng lượng, giúp chúng ta duy trì sức khoẻ tốt nhất. Vậy khi đi leo núi nên mang đồ ăn gì? Cũng như bạn nên ăn gì? Chuẩn bị đồ ăn, thức uống như nào trong cả 3 thời điểm
- Trước khi xuất phát
- Trong quá trình di chuyển, đi bộ đường dài
- Sau mỗi buổi di chuyển, ngày di chuyển (Bữa trưa và bữa tối)
Trước ngày đi leo núi nên đồ ăn uống như nào?
Trong những bước chuẩn bị đi Trekking, leo núi. Ngoài lịch trình, kế hoạch di chuyển, chuẩn bị đồ Trekking, leo núi phù hợp. Tiện dụng, thoải mái an toàn cho chuyến đi. Thì quá trình chuẩn bị thể lực trước khi đi Trekking, leo núi.
Bao gồm lựa chọn một nội dung vận động, nâng cao thể lực. Kèm một chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ trợ quan trọng cho việc xây dựng, nâng cao thể chất. Cũng được tính là một bước cực kỳ quan trọng khi chuẩn bị đi Trekking, leo núi.
Việc chuẩn bị năng lượng, sức khoẻ cho hành trình Trekking, leo núi. Hoàn toàn khác so với những mục tiêu tăng cơ, giảm mỡ. Cũng như khi bạn không phải Trekker, nhà leo núi chuyên nghiệp. Việc cân bằng dinh dưỡng cũng không nên đè nặng quá trình trước khi đi leo núi nên ăn uống như nào? Và luôn ăn uống theo định hướng
- Tăng cường lượng Carbonhydrate có thành phần từ gạo. Như cơm trắng, phở, miến, xôi – cơm nếp
- Lượng Protein sạch, có lợi cho cơ thể như ức gà, thị bò,….
- Chất xơ có từ rau xanh, rau củ quả tươi
- Có thể bổ sung ngũ cốc ăn sáng, hay tăng cường những bữa xế trong ngày
Cũng như kết hợp hiệu quả việc ăn uống với tập luyện, vận động thể chất. Sẽ giúp cơ thể đẩy nhanh quá trình hấp thụ năng lượng hiệu quả. Cơ hội rút ngắn thời gian, hiệu quả tăng cường thể chất trước khi đi leo núi nhanh chóng.
Trong quá trình đi leo núi nên mang đồ ăn gì?
Ở phân mục này, chúng ta có 2 phần quan trọng trong việc mang, chuẩn bị đồ ăn khi đi leo núi, Trekking với
- Đồ ăn, thức uống, cách bù nước, dinh dưỡng khi di chuyển
- Chuẩn bị cho bữa ăn chính (Nghỉ trưa, nghỉ qua đêm). Với tính chất của những bữa cần ăn nhiều, có thời gian nghỉ ngơi, hấp thụ thức ăn dài.
Nhưng trước đó là…
Việc chuẩn bị nước uống khi đi Trekking, leo núi
Bạn có thể chịu đói, nhưng không thể duy trì được lâu khi cơ thể mất nước. Mất nước trong cơ thể bắt đầu với những hiện tượng, từ nhẹ tới nặng và suy kiệt cơ thể như:
- Bắt đầu mất tập trung, tâm trí bay bổng
- Xu hướng di chuyển tự do, mất phương hướng, định hướng
- Hoa mắt, chóng mặt và buồn nôn
- Cơ bắp mỏi dần, chuyển sang rã rời. Cuối cùng là căng cơ, chuột rút khi vận động
- Nguy cơ mất sức, ngất xỉu khi cơ thể mất nước trầm trọng
Và cũng chưa kể hiện tượng nóng bỏng, cháy da, khô nứt khi mất nước quá sâu. Nên ít nhất, hãy mang đủ lượng nước được khuyến cáo bởi người có kinh nghiệm. Hay khuyến cáo từ các đơn vị tổ chức Tour Trekking. Kết hợp với việc tìm thuê Porter để có thể mang nhiều nước hơn từ nhà.
Giải pháp bù nước an toàn khi đi Trekking, leo núi
Cũng không nên để cơ thể quá khát, cảm thấy cổ họng rát khô. Trước khi dấu hiệu khô da, choáng váng xuất hiện khi đi Trekking, leo núi. Đó là khi bạn đã để lượng nước trong cơ thể xuống quá sâu so với giới hạn cho phép.
Khi ấy, chúng ta sẽ uống nước rất nhiều, mạnh ực ực. Với cổ họng khô rát, nóng dần lên khi đi bộ đường dài. Nguy cơ tới ngay là viêm họng hay mất giọng sẽ tới rất sớm.
Hệ quả thức hai là tức bụng, khi tiếp tục đi bộ. Nước dồn lên và kéo theo hiện tượng buồn nôn, muốn trớ khi bạn tiếp tục đi bộ trở lại. Cũng như việc thở đều khi Trekking, leo núi để duy trì sức bền.
Thì lượng nước cũng phải được bù lại đều đặn, liên tục. Tuỳ vào năng lượng, thể chất mà chúng ta chia ra cứ 5 – 10 – 15 phút đi bộ. Là bù nước lại vào cơ thể, duy trì tỷ lệ nước khoa học, ổn định.
Với từng ngụm nhỏ, bù vừa phải Tác động khi bạn nhấp nhấp liên tục, cảm nhận không có sự khô rát ở cổ tý nào? Đồng nghĩa cơ thể, đầu óc chúng ta luôn có sự tỉnh táo, tập trung cao độ cho cả chuyến đi rồi!
Bù năng lượng – Ăn gì khi đang di chuyển
Hiện nay, những thanh năng lượng, Protein Bar, Energy Bar. Là một sản phẩm cực kỳ tối ưu cho những hoạt động thể thao, thể chất. Thay cho những sự chuẩn bị đơn giản với những phong kẹo, bánh Socola như trước kia.
Cũng bổ sung đường cho cơ thể, nhưng Protein Bar hay Energy Bar. Mang trong mình một lượng lớn thành phần Carbonhydrate. Thành phần sẽ chuyển hoá tinh bột sang đường, chất xơ trong cơ thể diễn ra một cách tự nhiên hơn.
Như vậy, năng lượng được đưa vào cơ thể, được hấp thụ. Được giữ lại lâu hơn, kéo theo khả năng duy trì sức bền, thể lực của chúng ta tốt hơn. Giúp chúng ta luôn có được cảm giác di chuyển, đi bộ đường dài khoẻ mạnh, thoải mái cao nhất.
Với giá bán Protein bar, Energy Bar thể thao, thể chất hiện nay có giá bán khá cao. Nhưng đây luôn được tính là một thành phần năng lượng an toàn. Giá trị dinh dưỡng cực cao cho mọi hoạt động thể chất, tiêu hao năng lượng mạnh của chúng ta.
Mỗi bữa ăn chính khi đi Trekking, leo núi
Tới với khoảnh khắc, khoảng thời gian được ăn nhiều. Có khoảng thời gian ngồi nghỉ ngơi, thư giãn sau bữa ăn. Tiêu hoá, chuyển hoá thức ăn một cách khoa học.
- Với bữa trưa chúng ta có khoảng 1 -2 giờ trước khi tiếp tục di chuyển
- Bữa tối, là hơn 12 giờ từ khi hạ trại, nấu ăn và ngủ lều qua đêm
Với những bữa ăn như này, nhẹ nhàng nhất chúng ta có thể chuẩn bị một Set ăn gồm
- Bánh mỳ kẹp thịt nguội, rau xanh
- Bỏ sung cho mỗi người một trái trứng chiên – ốp, xúc xích rán
- Sau bữa ăn là chút hoa quả xanh, ưu tiên chuối, nho, cam… Càng nhiều Vitamin, kèm hoa quả có khả năng bù nước tốt cho cơ thể
Được mang theo cũng tương đối nhẹ nhàng, đồ có thể bảo quản tốt với nhiệt độ ngoài trời. Hay sử dụng những túi giữ nhiệt nhỏ, cho một túi nước đá nhỏ vào trong. Cũng bảo quản lạnh được rau, trứng, xúc xích ở khoảng 3 – 5 độ C.
Với hành trình di chuyển, nấu ăn trong chuyến Trekking leo núi tươm tất hơn. Có thuê dịch vụ người mang đồ – Porter đi theo. Có thể chuẩn bị được:
- Gà nướng đắp đất khi đi Trekking
- Chuẩn bị Fullset đồ nấu cơm, canh. Hay mỳ tôm cho một bữa trước khi ngủ
- Hay có thể tăng thêm lượng nước mang theo, không nấu ăn. Thì cũng có lượng nước dư giả để bù lại cơ thể trong quá trình di chuyển
Quan trọng, với mọi kế hoạch, dự tính khi đi leo núi nên mang đồ ăn gì? Chúng ta phải luôn đảm bảo được việc bảo quản đồ ăn. Cũng như khả năng mang vác hiệu quả cao nhất trong suốt hành trình.
Và hãy luôn tận dụng khoảng thời gian vào bữa trưa, bữa tối này. Và nạp lại cho mình một nguồn năng lượng tốt nhất cho chuyến đi, hành trình di chuyển tiếp theo nha!
Trên đây là một số kinh nghiệm, chia sẻ cho câu chuyện khi đi leo núi nên mang đồ ăn gì? Không chỉ là ăn gì? Mà chúng tôi cũng vừa cố dành cho bạn những giải pháp tốt nhất cho dinh dưỡng của một người đi leo núi, Trekking.
Mọi sản phẩm hỗ trợ, phụ kiện leo núi cần thiết cho mỗi hành trình. Hãy cùng mua sắm, chia sẻ đam mê của bạn cùng Armyhaus. Nhà phân phối chính hãng đồ cắm trại, dã ngoại, thiết bị leo núi tại:
- Cơ sở Hà Nội: 36 – Nguyễn Viết Xuân, Quận Thanh Xuân – HOTLINE 0966 77 87 90
- Cơ sở TP HCM: 68/25B Trần Quang Khải, Phường Tân Định, Quận 1 – HOTLINE 0966 88 87 90