Khi chúng ta ngồi đây để cùng nhau giải quyết một số vấn đề tồn tại. Những cảm giác giúp bạn tự mình đánh giá “Tôi không thể chạy bộ”. Hay xuất phát dưới một cách nói khác “Tôi có thể chạy bộ”. Nó là một kiểu chạy bộ ở mức kháng cự.
Khi mục tiêu cho nội dung, thời gian tập luyện. Hay bất kỳ một công việc nào cần giải quyết ngày ngay. Mục tiêu – kế hoạch – lộ trình hành động không rành mạch.
Tất cả đều là kháng cự! Và tất nhiên, chả hành động nào thành công! Hay tạo ra những giá trị nhất định, nhất là để đánh giá đúng việc “Tôi không thể chạy bộ!”.
Luôn có những khái niệm – giá trị
Ví như chạy bộ, đạt được tốc độ nhanh hay chậm, Tempo ngắn hay dài. Hay đuối quá thì đi bộ!
Hãy nhớ, mục đích của chúng ta trong tất cả các nội dung kể trên. Đều là những mức độ vận động toàn thân, tăng nhịp tim, tăng cường đốt mỡ, tăng cường trao đồi chất, tăng cường kiểm soát hơi thở. Và giúp cơ thể có một thể trạng tốt hơn, cơ thể khoẻ mạnh hơn.
Chưa nói tới sự kiên cường, sức bền, hay mục tiêu Half Marathon, Full Marathon… Sau này.
Chúng ta hiểu, và chọn cho mình thứ nhất là biến thể. Thứ hai là tốc độ, để cơ thể được thích nghi dần với nhịp độ, cường độ. Ngưng chạy bộ ở mức kháng cự, khoảng cách, thời gian (những con số đáng mơ ước). Mà thay vào đó, là một cách làm, trình tự giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn, tự tin hơn.
Mới là điều chúng ta nên làm!
Không ai chạy bộ quá 30s ngay lập tức
Thực tế, người mới chạy bộ dù hiểu tính chất của bộ môn. Hay không hiểu bộ môn 01 tý nào!
Luôn có xu hướng dốc sức khá nhiều cho từng bước chạy. Sải chân quá rộng, cũng tốn sức hơn, chưa kể cách cảm nhận, Tempo khi mới tập luyện. Khiến cho Runner có cảm giác mất thăng bằng khá dễ cảm nhận.
Hàng vi chạy bộ ở mức kháng cứ, nghĩa là duy trì – cố có những sải chân tiếp theo. Cố tự điều chỉnh dáng chạy được cho là ở mức cân bằng, ồn định. Thông thường dễ dẫn tới hệ quả việc hoạt động quá tải của toàn bộ hệ thống cơ bắp, cơ thể. Chúng tôi chưa nhắc tới tim đập mạnh, hơi thở dốc, tức ngực khó thở.
Ngưỡng kháng cự thông thường khiến chúng ta đau mỏi, mất thăng bằng. Khó kiểm soát cơ thể, và đừng hỏi vì sao, đường thẳng, không chướng ngại nào trước mắt mà vẫn vấp – ngã.
Không khéo đơn giản là do 02 chân đan chéo vào nhau cũng nên!
Thoát khỏi chạy bộ ở mức kháng cự
Vì sao là chạy bộ ở mức kháng cự?
Thông thường, khi có những tác động lạ – mới (ở đây là chạy bộ). Khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể sẽ lập tức làm việc ví dụ như:
- Tim đập nhanh, nhằm đảm bảo lượng oxi trong máu được đưa đi khắp cơ thể
- Thông thường, runner mới hay đánh tay nhanh và mạnh. Do nền tảng cơ bắp chưa thực sự khoẻ mạnh. Việc tay đánh mạnh ở thân trên là việc sử dụng khối bắp còn khoẻ. Bù vào nhằm giữ nhịp độ, mức độ vận động bạn đang đạt được. Khi những bước chân rơi vào trạng thái mệt mỏi.
- Hoa mắt, chóng mặt thông thường là do thiếu máu, cùng oxi lên não. Cái này do nhịp thở, hay nhịp tim tối đa không đủ sức để đưa máu lên não hay khắp cơ thể. Giới hạn kháng cự này, giải thích về ngất, hay đột quỵ ở cả các VĐV chuyên nghiệp.
Dù tim mạch, huyết áp, hô hấp luôn nhận lại những tác động ngược của hoạt động thể chất. Chạy bộ giúp giảm nguy cơ về các hội chứng tuổi trung niên sau này. Như tim mạch, huyết áp, tai biến hay nguy cơ đột quỵ.
Nhưng cái gì cũng có 2 mặt, cái gì quá thì cũng mang lại tác dụng phục. Tạo áp lực cho chính điều chúng ta muốn cải thiện, vẫn có thể làm hại ngược lại, hay tổn thương sang những phần khác. Như thuốc Tây, giúp chúng ta giảm nhanh mọi triệu chứng bệnh. Nhưng khi bạn lạm dụng, đưa cơ thể vào trạng thái kháng cự.
01 là bạn phải phụ thuộc vào chúng, 02 là những tổn thương cho gan – thận với những thành phần kháng sinh trong thuốc Tân dược.
Vai trò của một biến thể phù hợp
Mặc dù thích sự phù hợp, nhưng tôi thường không muốn nói về sự phù hợp. Chúng ta vốn tham lam, muốn đạt được những gì là tốt nhất. Nhưng sức khoẻ, thời gian, tiền bạc luôn là giới hạn. Hay chính là điểm “kháng cự” để mà chúng ta đạt tới những điều mới nhất!
Thực khó chịu khi chạy bộ dưới sức, đều và gần như cho bạn cảm giác quá dễ. Đôi khi với nhóm người có tinh thần tập luyện, lại khiến cho bản thân cảm thấy “Ôi! Sao mình lười vậy, sức mạnh của mình phải làm được nhiều hơn”. Và tăng lên ngay lập tức, và tôi cũng cảm nhận từ mức OK! Sang ngưỡng kháng cự là cực nhỏ.
Thông thường, sự thoải mái, cảm giác giúp chúng ta duy trì khoảng 60 – 80% nền tảng thể chất rồi. Và chỉ cần hơi đổ người về trước, những bước chân nhanh hơn xíu xiu! Cơ bản bạn sẽ đạt tới mức kháng cự của cơ thể, mau mỏi, mất sức! Và rồi bạn lại loay hoay, đâu là sự phù hợp.
Quay lại với điều chúng tôi thực sự muốn nói, về một biến thể phù hợp. Khi 30s cho một hiệp chạy còn khó qua nổi. Và cũng sẽ là khó cho những ai chưa có nền tảng. Để chạy bộ – chạy bền sau này. Đó chính là đi bộ – một biến thể hấp dẫn cho bất kỳ ai muốn có một nền tảng sức bền tốt sau này.
Bạn nghĩ đó là sự lười biếng!
Không! Từng bước đi bộ kèm theo mục tiêu xây dựng thể lực nhiều hơn thế. Tốc độ, cách ra chân, đánh tay khi đi bộ! Nó khác nhiều mấy buổi đi dạo, nắm tay crush một vòng Bờ Hồ chứ!
Cái quan trọng là nhịp độ, nhịp tim nhanh hơn, cần kiểm soát một hơi thở đều hơn. Cung cấp cho cơ thể một lượng oxi trong máu ổn định hơn. Giúp bạn đi bộ nhanh, những sải chân dài hơn trong một khoảng thời gian dài hơn.
Vai trò của những bài tập bổ trợ
Ngoài sức bền, hô hấp, hệ tim mạch đáp ứng được cho tần suất, nhịp độ chạy bộ. Cơ bắp, hệ xương khớp cũng phải được thích nghi với cường độ của chạy bộ. Và chạy bộ ở mức kháng cự, cơ thể – cơ bắp sẽ cảm nhận rõ mọi tác động ngoại cảnh tác động vào cơ thể.
Như thời tiết, tác động vật lý của mặt đường chạy lên cổ chân, gối trong từng bước tiếp đất!
Chính vì thế, sau một khoảng thời gian chạy bộ. Không ít Runner chọn tới phòng GYM, tập những bộ môn kháng lực, tập tạ. Song song với chạy bộ là một bộ môn Cardio, tăng sức bền hay đốt mỡ điển hình. GYM ở đây sẽ là những bài hỗ trợ phát triển sức mạnh cơ bắp.
Còn nếu bạn tập trung vào đốt mỡ, giảm cân. Thì GYM sẽ giúp các Runner có một hình thể cực “xịn”!
Quay lại với điều cần nói, phát triển sức mạnh cơ bắp vẫn xảy ra khi chúng ta chạy bộ. Nhưng bộ môn kháng lực sẽ tăng khối lượng, sức mạnh cơ bắp lên cao hơn. Thông thường sẽ nhanh hơn khoản đôi lần.
Sức mạnh cơ bắp, sẽ tác động một phần không hề nhỏ giúp chúng ta cải thiện tốc độ. Cũng như Tempo ổn định cho mức tốc độ mới đó. Thay vì chạy bộ ở ngưỡng kháng cực để nhanh hơn. GYM – một nội dung sẽ giúp chúng ta tăng cường sức mạnh toàn thân, thích nghi tốt hơn.
Chạy bước nhỏ, nhảy dây
Nhảy dây – giảm mỡ nhưng trong vai trò của một nội dung bổ trợ cho chạy bộ. Nó giúp chúng ta cải thiện hệ tim mạch, hô hấp và hướng tới một nền tảng sức bền. Ngoài ra, không ít người cũng nói, nhảy dây giúp chúng ta cảm nhận cách tiếp đất bằng mũi. Và bật lại nhanh một cách linh hoạt hơn.
Nó sẽ hình thành một phản xạ tốt khi bạn sử dụng mũi chân cho bật nhảy. Hay chạy bộ sau này sẽ là nhón, trong đó có cả lực của đùi trước, bắp sau để đẩy cơ thể về phía trước.
Sau đó, chạy bước nhỏ cũng là cách chúng ta áp dụng phương pháp mũi chân dẩy người đi. Nhưng là nhịp dễ kiểm soát, và trong bài tập này 100% bạn sẽ chỉ dùng mũi chân. Và kháng cự ở chạy bước nhỏ, khi bạn đủ mỏi sẽ rất dễ cảm nhận được vai trò của đùi trước, bắp chuối phải được tập luyện, tăng cường sức mạnh như nào?
Chớ quên lịch xả hơi
Dù bạn thoát ra khỏi ngưỡng kháng cự, có những bước chạy dài hơn, sức bền lâu hơi. Thì lịch xả hơi, giải toả căng thẳng, phục hồi cơ bắp tại giới hạn cao nhất chúng phải chịu. Là một điều quan trọng, và tái tạo được, thì sau này chúng ta cũng mới vượt qua những mức kháng cự mới.
Hãy có lịch cho những ngày nghỉ, hay những buổi đi bộ nhẹ nhàng. Giúp cơ bắp được ở trong trạng thái thư giãn, thoải mái giúp cơ thể được thoải mái. Ít nhất sau những buổi chạy ép, tạo ra một ngưỡng kháng cự mới của mình.
Hãy giúp cơ thể được ngủ ngon, một quá trình hồi phục thể chất không thể bỏ qua hàng ngày. Khi đó, cơ bắp không chỉ phục hồi do máu, oxi tràn trong cơ thể. Mà trong đó là cả dinh dưỡng, thức ăn có lợi cho toàn bộ cơ thể. Củng như năng lượng của bạn mỗi ngày.
Chuẩn bị kỹ trước mức chạy bộ kháng cự
Cuối cùng, đồ chạy bộ – Running luôn đóng vai trò quan trọng khi chúng ta tập luyện. Cho dù chúng ta lựa chọn ở bất kỳ mức độ nào?
Hãy luôn dành thời gian cho giày chạy bộ
Như có nói “vạn” lần trong những nội dung kỳ trước. Giày chạy sinh ra nhằm đảm bảo tối đa khả năng, hiệu suất của từng bước chân, sự linh hoạt của từng bước chạy. Và nhấn mạnh, với Runner mới, với một lực tiếp đất mạnh.
Giày chạy bộ có vai trò cực lớn trong việc giảm đi những áp lực. Lực phản hồi tạp ra, ảnh hưởng cho vùng cổ chân, xương bánh chè. Cùng hệ dây chằng liên quan trong những vùng khớp đó.
Khi chọn mua giày nói chung, luôn thử giày vào thời điểm chiều tối. Khoảng thời gian chân có đủ sự vận động, mạch máu giãn nở. Khi đó Size giày thể thao, giày chạy bộ sẽ được chọn là chuẩn xác nhất.
Chớ thờ ơ với tất thể thao – tất đúng Size
Hãy tránh xa suy nghĩ tất nào cũng vậy, mang và giảm ma sát. Chống trày xước, phồng rộp tổn thương cho bàn chân khi mang giày. Mà trong đó, đúng Size, vừa chân có tác dụng tăng mức độ thật chân. Và mức độ chắc chắn, cảm giác tốt nhất trong những bước chân của mình.
Tất thể thao, có một Size giúp bạn có được cảm giác thoải mái, cũng như mang giày không bị đau chân. Khi chúng ta không để phần vải thừa bị dư ra quá nhiều sau khi mang tất.
Việc mang tất trong giày chạy bộ sau này sẽ giúp chúng ta chạy bộ linh hoạt trên nhiều địa hình hơn. An toàn hơn khi có những cung chạy Half – Full Marathon. Là áp lực rất cao với thể chất, cho từng bước chạy an toàn, vững Tempo để dành chiến thắng!
- Tất thể thao xỏ ngón cao cổ Aonijie E4831
- Tất chạy bộ xỏ ngón Aonijie E4806S: Cổ lửng
- Tất xỏ ngón chạy bộ Aonijie E4819: Cổ cao
Mang nước đủ cho mỗi buổi tập
Khi cơ thể mệt mỏi tới mức kháng cự, những phản ứng phòng vệ xảy ra. Nước là một năng lượng bổ sung giúp chúng ta nhanh chóng phục hồi. Giảm đi những phản ứng phòng vệ trong ngời khi chạy bộ, những dấu hiệu quá sức trong luyện tập.
Mức nước được chỉ định cho mỗi khoảng cách bạn đạt được khoảng cách nhất định. Bạn nên tham khảo cho mình để không chỉ mang đủ cho mình lượng nước. Mà trong những buổi tập kháng cự, tăng cường độ tập luyện nâng cao, cũng được chuẩn bị nhiều nước hơn.
Hãy cứ luôn chuẩn bị cho mình từ 500 ml nước trở lên. Nhằm giúp chúng ta có đủ nước bù vào, cần cho nhu cầu luyện tập. Cũng như ta luôn có nhu cẩu giải khát sau luyện tập, bù nước nhiều hơn, nhannh hơn.
- Bình mềm Aonijie SD09 và SD10 bóp nhẹ 2 lần cho mỗi lần bù nước hiệu quả
- Bình nhựa mang nước thể thao Aonije SH600
Vai trò của bó gối trong bộ môn chạy bộ
Bó gối, một dụng cụ y tế quan trọng trong cố định, giới hạn chuyển động của đầu gối. Hạn chế cơ chế duỗi quá mức, khiến chúng ta có một trạng thái nguy hiểm. Cho dây chằng, ổ khớp gối, xương bánh chè trong quá trình chạy bộ.. Nhất là khi lực bàn chân tiếp đấy càng lớn.
Ngoài ra, bó gối chạy bộ cũng sẽ giới hạn khả năng vận động của chạy bộ. Giúp bạn luôn có khả năng duy trì từng bước chạy bộ ở mức độ vừa phải. Hạn chế việc đẩy những bước chân đưa ra quá rộng, quá nhanh. Và gây ra những sự mệt mỏi cho từng bước chạy của mình.
Mục tiêu sử dụng đai hông chạy bộ
Trong mọi tình huống, đai hông chạy bộ giúp chúng ta được giải phóng cơ thể. Với một không gian xếp đồ khoa học, gọn gàng và đừng để những vận dụng phồng cộm lên trong những túi quần chạy bộ. Hay phải cầm những món đồ đó trên tay.
Đai hông chạy bộ, cũng được sử dụng chất liệu thoáng khí, thấm mồ hôi, mau khô. Để chúng ta cũng có thể giấu đai hông chạy bộ vào trong người, chùm áo lên. Và bảo quản tài sản tốt hơn.
Nội dung đừng và tập chạy bộ ở mức kháng cự! Cũng như tăng cường khoảng cách chạy bộ xa hơn trong từng bước kháng cự bạn vược qua.
Và đừng quên: Tất chạy bộ, băng đô, bình nước, đai hông chạy bộ. Hay cho những đường chạy “lớn” hơn sau này, là Vest nước, túi nước 3L, gậy chậy Trail, găng tay chạy Trail. Cùng thương hiệu Aonijie vẫn đang sẵn sàng phục vụ bạn tại Armyhaus, hai cơ sở chính hiệu.
- Số 290, Lê Trọng Tấn, Q. Thanh Xuân – TP Hà Nội; ĐT liên hệ 0966 77 87 90
- Số 68/25B, Trần Quang Khải, P. Tân Định, Q.1 (Đầu ngõ là Phở Hiền ) – TP Hồ Chí Minh; Liên hệ 0966 88 87 90
- Website: http://armyhaus.com